Cùng là 1 tảng đá, 1 nửa làm
thành tượng Phật, 1 nửa làm thành bậc thang.
Bậc thang không phục hỏi tượng
Phật rằng:
- Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta ch.à đ.ạp tôi,
nhưng lại sùng bái người?
Tượng Phật trả lời:
- Vì người chỉ chịu 4 nhát d.a.o đã có được hình hài đó, còn ta
lại trải qua trăm ngàn ngọn d.a.o đ.ụ.c đ.ẽ.o, đ.a.u đ.ớ.n muôn vàn.
Lúc đó bậc thang im lặng...
Tại sao cùng là made in Japan có rất nhiều sản phẩm
được sản xuất tại Nhật (made in Japan) cho mục đích xuất khẩu mà không được bán
ở thị trường nội địa bởi nó không đạt tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tại Nhật.
Hàng Nhật nội địa (Japanese Domestic Market – JDM) là hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ trong nước Nhật, cho
người Nhật dùng. Sản phẩm có thể có nguồn gốc từ những công ty Nhật hoặc những
tập đoàn đa quốc gia sản xuất riêng cho thị trường Nhật.
Hàng Nhật xuất khẩu ( Oversea Market Exproted-OME) thường sẽ được điều chỉnh về hình thức, thành phần cho phù hợp
hơn với thị trường bản địa. Hàng Nhật xuất khẩu thì đạt tiêu chuẩn của nước
nhập khẩu,hay nói cách khác hơn là theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập hàng về
bán.
Vậy nên chuyện cùng một loại hàng nhưng xuất khẩu
sang các thị trường khác nhau bao giờ giá
cũng khác nhau vì đơn giản tiêu chuẩn của các thị trường là khác nhau. Sự
thay đổi về tiêu chuẩn và chất lượng để có mức giá phù hợp với từng thị trường
là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên cho dù có sản xuất ở đâu, một khi đã được
bán tại thị trường Nhật Bản có nghĩa là chúng đã được kiểm tra nghiêm ngặt theo
quy chuẩn hàng Nhật nội địa, chất lượng hoàn toàn bằng thậm chí là hơn so với
các mặt hàng Nhật xuất khẩu.
Chất lượng của hàng nội địa lúc nào cũng được đánh
giá cao. Các nhà sản xuất không bao giờ dám lơ là dù chỉ là một chút khi sản
xuất các mặt hàng nội địa bởi vì khách hàng trong nước luôn chiếm 1 lực lượng
vô cùng đông đảo. Họ không thể làm mất lòng hay để mất đi lực lượng khách hàng
nòng cốt ấy dù có ưu ái cho thị trường nước ngoài thế nào đi chăng nữa. Hàng
nội địa đôi khi cũng có thể được sản xuất ở các nước khác (vì lý do giá nhân
công ở đó rẻ hơn giá nhân công trong nước) nhưng sau đó vẫn được chuyển về quốc
gia đó, trải qua các khâu kiểm soát nghiêm ngặt rồi sẽ được tung ra thị trường.
Cách nhận biết sản phẩm có phải là Made in Japan hay
không
- Kiểm tra số hiệu nước sản xuất (45 hoặc 49). Hệ
thống mã vạch sản phẩm Nhật Bản viết tắt là JAN (Japanese Article number). Lúc
đầu, mã số cấp cho Nhật Bản là 49, từ năm 1992, EAN cung cấp thêm 1 mã số nữa
cho Nhật Bản là 45. Do đó Nhật Bản hiện nay có cả hai mã số mã vạch cùng tồn
tại là 49 và 45.
Cách thể hiện mã số sản phẩm trên mã vạch
- Mã số ngắn (short version): chỉ có 8 chữ số
4-9XXXXXX 4-5XXXXXX trong đó XXXXXX (6 chữ số) là mã số của nhà sản xuất.
- Mã vạch hàng Nhật nội địa chuẩn (standard version):
13 chữ số, phần đầu giống như short version, phần sau thêm mã số sản phẩm và mã số kiểm tra sản phẩm
- Mã số OCR-affixed JAN symbol: Mã số OCR (Optical
Character Recognition) dùng để đọc chữ bằng máy đọc mã vạch, mã số này bao gồm
phần đầu là mã số JAN như trên, chữ T thể hiện loại mã số chuẩn, chữ F thể hiện
loại mã số ngắn. Ví dụ: T49….., F49……